Bướu giáp nhân: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

12/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Bướu giáp nhân là bệnh lý thường gặp hơn ở nữ giới với tỉ lệ nữ giới mắc phải là 5%, còn nam giới là 1%.  Tuy vậy, tỉ lệ nam giới có nhân ác tính lại cao hơn nữ giới. Tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý này qua bài viết bên dưới!

Thông tin chung về bướu giáp nhân

Tuyến giáp thuộc hệ thống nội tiết, là bộ phận có hình dạng giống con bướm nằm ở khu vực trước cổ và dưới sụn giáp. Hai thùy trái phải của tuyến giáp liên kết với nhau qua eo tuyến giáp và sản xuất hormone. Hormone này có vai trò kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể cùng các chức năng như tim mạch, tiêu hóa.

Bướu giáp nhân là một bệnh lý của tuyến giáp, do sự phát triển bất thường của tế bào tuyến giáp tạo thành một khối.

Bướu giáp nhân là gì?

Bướu giáp nhân là bệnh lý liên quan đến nội tiết do sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp khiến tuyến giáp phình to, mở rộng lên. Việc này khiến khu vực tuyến chứa tăng kích thước hình thành nên một hoặc nhiều nốt sần.

Tỷ lệ mắc bướu giáp nhân ở người trưởng thành khoáng 7%. Trong đó, tỷ lệ phát hiện ở nữ giới khoảng 5% và nam giới là 1%. Bên cạnh đó, nguy cơ bị bướu giáp nhân ở nhóm đối tượng có thói quen sinh hoạt và chế độ ăn thiếu iod cũng cao hơn so với nhóm còn lại.

Bướu giáp nhân được chia thành các loại chính:

– Bướu giáp keo (lành tính): mô tuyến giáp tăng trưởng bất thường nhưng không xâm lấn ra ngoài bao tuyến giáp. 

U nang tuyến giáp: nang có chứa dịch.

– Các nốt viêm (có thể gây đau): do viêm mạn tính lâu dài.

– Bướu cổ đa nhân (đa phần là lành tính): tuyến giáp phát triển nhiều nốt nhân.

– Ung thư tuyến giáp.

– Viêm tuyến giáp hashimoto, suy giáp, cường giáp,…

Nguyên nhân 

Nguyên nhân của sự hình thành bướu giáp nhân chính là sự phát triển quá đà của các tế bào tuyến giáp. Bướu giáp nhân có thể là có đơn nhân (một nhân) hoặc là đa nhân (nhiều nhân). Trong đó, khoảng 5% số trường hợp bướu giáp nhân chuyển thành ung thư.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bướu giáp nhân như:

– Bị viêm giáp Hashimoto.

– Tiền sử bệnh lý cá nhân hoặc gia đình có adenoma tuyến giáp.

– Mắc polyp đa tuyến giáp.

– Bệnh sử gia đình có người mắc ung thư tuyến giáp.

– Từng thực hiện xạ trị vùng cổ.

– Phơi nhiễm phóng xạ: chụp x-quang, CT, phóng xạ…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bướu giáp nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bướu giáp nhân

Dấu hiệu nhận biết bướu giáp nhân

Trong thực tế, đa phần bướu giáp nhân được tình cờ phát hiện khi bệnh nhân siêu âm tuyến giáp hay khi khám sức khỏe định kỳ. 

Để sớm phát hiện tình trạng bướu giáp nhân, bạn cần chú ý vào các dấu hiệu sức khỏe bất thường:

– Cổ to, cảm giác cộm, nuốt vướng.

– Có thể sờ thấy nhân giáp (Khoảng 4% – 7% các trường hợp bướu nhân giáp có thể sờ thấy nhân).

– Mệt mỏi, cảm thấy lo lắng, bồn chồn.

– Thèm ăn, sút cân.

– Khả năng chịu nhiệt kém, tăng tiết mồ hôi.

Kinh nguyệt không đều

– Hay đi ngoài

Cùng với đó là một số triệu chứng ít gặp ở người cao tuổi khi bị bướu giáp nhân như:

– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Đau ngực, tim đập nhanh, dễ có cảm giác áp lực.

– Tâm trạng và trí nhớ thay đổi.

Cách chẩn đoán bướu giáp nhân

Thăm khám lâm sàng chỉ là bước cơ bản, chưa thể đưa ra đánh giá về việc mắc bướu giáp nhân. Để chẩn đoán chính xác bệnh lý, bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm siêu âm, sinh thiết hay xạ hình.

Siêu âm tuyến giáp

Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng với nhiều ưu điểm:

– Không gây chảy máu

– Không khó chịu

– Dễ thực hiện

– Phát hiện được cả nhân nhỏ, hiệu quả chẩn đoán cao

– Chi phí thấp

Tùy vào kết quả siêu âm (lành tính hay ác tính) mà bác sĩ sẽ chỉ định thăm dò tiếp theo để có phương hướng điều trị cụ thể.

Với bướu giáp nhân ác tính, khi siêu âm sẽ có các dấu hiệu:

– Có hạch bệnh lý.

– Độ phản âm rất kém, bờ không đề.

– Chiều cao của nhân lớn hơn chiều rộng.

– Trong nhân xuất hiện tình trạng vi vôi hóa.

– Bờ hình gai, sinh xâm lấn tăng.

Với bướu nhân nguy cơ trung bình, siêu âm sẽ phát hiện các dấu hiệu:

– Phản âm hơi kém

– Tăng sinh mạch máu trong nhân.

– Nhân hình oval có bờ xác định kém.

– Vôi hóa to hoặc vôi hóa viền.

Với bướu nhân nguy cơ thấp, siêu âm có thể quan sát thấy:

– Nhân bọt biển

– Tỷ lệ dịch trong nang trên 80%.

– Rõ dấu halo.

Sinh thiết nhân giáp bằng kim nhỏ

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Sinh thiết nhân giáp bằng kim nhỏ giúp giảm trên 50% ca phẫu thuật đồng thời giảm tải đáng kể chi phí điều trị.

Dựa vào các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và các điểm đáng ngờ khi siêu âm mà bác sĩ đưa ra chỉ định sinh thiết. Trong đó, dưới hướng dẫn siêu âm, bác sĩ dùng kim nhỏ chọc để lấy ra một tổ chức tế bào tuyến giáp rồi mang đi xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng lành tính hay ác tính của khối u. Với trường hợp nghi ngờ hay không có kết quả rõ ràng, bệnh nhân có thể cần thực hiện sinh thiết lần 2.

Xạ hình tuyến giáp

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp:

– Cần xác định kích thước của tuyến giáp

– Chẩn đoán nhân nóng

– Xác định mô giáp lạc chỗ

– Đánh giá chức năng bướu giáp

Với xạ hình tuyến giáp, bệnh nhân được uống một lượng nhỏ iod phóng xạ để bác sĩ có thể quan sát sự hoạt động của các mô tuyến tuyến giáp. Với một số ca bệnh phức tạp, người bệnh cũng có thể được chỉ định chụp CT scan để xác định rõ hơn các vấn đề bệnh lý.

Chẩn đoán bướu giáp nhân, bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm siêu âm, sinh thiết hay xạ hình
Chẩn đoán bướu giáp nhân, bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm siêu âm, sinh thiết hay xạ hình

Điều trị bướu giáp nhân

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Tùy vào tính chất nhân mà bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp;

– Tiêm Ethanol (PEI) với nhân giáp lành tính hỗn hợp nhiều dịch và nhân giáp nang. Chống chỉ định khi nhân có tỷ lệ đặc nhiều, nhân độc, bướu giáp đa nhân độc.

– Đốt sóng cao tần với trường hợp nhân lành tính.

– Xạ trị với trường hợp nhân cường giáp.

– Phẫu thuật bướu giáp khi là nhân ác tính hay nghi ngờ ác tính, nhân lớn trên 4cm, có triệu chứng chèn ép.

– Điều trị nội khoa 

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị bướu giáp nhân cần được theo dõi định kỳ để kiểm soát bệnh lý và sớm phát hiện các biến chứng (nếu có).

Trên đây là những thông khoa học về bướu giáp nhân. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]