Biến dạng ngón chân cái: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

11/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Biến dạng ngón chân cái là tình trạng bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành trong độ tuổi 20 – 50 tuổi. Dù được biết đến là bệnh lành tính nhưng biến dạng vẫn có thể gây ra hậu quả nhất định. Xem hướng dẫn nhận biết và tìm cách khắc phục ngay trong bài viết!

Thông tin chung về biến dạng ngón chân cái

Biến dạng ngón chân cái (bunions) là sự biến dạng của khớp nối giữa ngón chân cái với bàn chân. Trong đó, xương ở phần trước bàn chân nằm sai vị trí khiến ngón chân cái uốn cong vào phía các ngón chân còn lại. Phần khớp bàn ngón chân cái nhô ra nhiều hơn bình thường. Vùng khớp bị biến dạng có da đỏ và đau do viêm. Bệnh diễn tiến từ từ và dần chuyển nặng theo thời gian, có thể biến chứng viêm bao hoạt dịch hoặc viêm khớp.

Biến dạng ngón chân cái ảnh hưởng tới khoảng 23% người lớn. Trong đó, tỷ lệ nữ giới có ngón chân cái bị biến dạng cao hơn là nam giới. Bệnh thường khởi phát từ 20 – 50 tuổi và ngày càng có xu hướng tăng dần khi tuổi cao.

Triệu chứng khi ngón chân cái bị biến dạng

Các triệu chứng của biến dạng ngón chân cái khá dễ nhận biết. Người bệnh có thể quan sát thấy các dấu hiệu:

– Khớp bàn ngón chân cái xuất hiện khối sưng phồng, cứng.

– Hướng của ngón chân cái lệch ra so với hướng của các ngón chân còn lại.

– Quanh khớp bàn ngón chân cái xuất hiện tình trạng sưng, đỏ, nóng.

– Ngón chân cái và ngón chân thứ 2 bị cọ xát vào nhau dẫn đến hình thành các cục chai da ở điểm tiếp xúc.

– Cử động ngón chân cái bị hạn chế, cứng khớp.

– Đau khi đi lại.

– Có thể xuất hiện mụn nước ở xung quanh vị trí khớp biến dạng.

Các dạng biến dạng ngón chân cái
Các dạng biến dạng ngón chân cái

Nguyên nhân gây biến dạng ngón chân cái

Hiện nguyên nhân chính xác khiến ngón chân cái bị biến dạng vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các yếu tố có khả năng cao gây ra tình trạng này gồm:

– Mang giày cao gót hoặc đi giày không phù hợp

Đi giày cao gót khiến đầu ngón chân phải đỡ nhiều hơn trọng lượng cơ thể khiến ngón chân cái có nguy cơ biến dạng cao hơn. Thực tế, số lượng phụ nữ có ngón chân cái bị biến dạng cao gấp 10 lần so với nam giới.

Ngoài ra, việc đi giày quá chật hoặc mũi giày quá nhọn cũng làm tăng nguy cơ biến dạng chân.

– Phải đứng nhiều

Tình trạng ngón chân cái biến dạng thường gặp nhiều hơn ở những người phải đi lại nhiều, hay phải đứng lâu hay các vũ công múa ba lê…

Di truyền

Với những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh, tỷ lệ bị biến dạng ngón chân ở họ cũng cao hơn so với những người khác.

– Có dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương

– Biến thể giải phẫu của bàn chân như: bàn chân tẹt, vòm thấp, lỏng khớp và gân, chỏm xương bàn quá tròn. 

– Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ trong thai kỳ khiến dây chằng lỏng và bàn chân phẳng ra.

– Mắc các bệnh lý như: viêm khớp dạng thấp, bệnh bại liệt…

Biến dạng ngón chân cái thường gặp ở phụ nữ hay đi giày cao gót
Biến dạng ngón chân cái thường gặp ở phụ nữ hay đi giày cao gót

Phương pháp điều trị biến dạng ngón chân cái

Biến chứng khi ngón chân cái biến dạng

Biến dạng ngón chân cái là bệnh lý lành tính và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt. Tuy nhiên, bệnh cũng có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Viêm bao hoạt dịch do túi chứa dịch gần khớp bàn ngón chân cái bị viêm.

– Ngón chân hình búa do đốt giữa của ngón chân uốn cong bất thường. Khi đó, ngón chân nằm ngay cạnh ngón chân cái bị ảnh hưởng nhiều nhất do chịu áp lực nhiều từ ngón cái.

– Đau ngón chân mãn tính.

Phương pháp điều trị

Để tránh biến chứng, người bệnh cần được chăm sóc phù hợp. Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động và độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân cần có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bảo tồn – không phẫu thuật

Phương pháp này hướng đến việc giảm áp lực và giảm đau cho ngón chân cái bằng những thay đổi trực tiếp như:

– Mang giày phù hợp với chân

– Thêm đệm lót giày để phân phối đều lực chân khi di chuyển, đồng thời hỗ trợ giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh.

– Dùng thuốc để kiểm soát cơn đau như Acetaminophen (Tylenol), Naproxen natri (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hay Cortisone tiêm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý sử dụng hay tăng liều lượng.

– Chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng. Người bệnh chườm lạnh lên vùng chân bị sưng đau 20 phút/ ngày, mỗi ngày vài lần. Chú ý không chườm đá trực tiếp lên vùng tổn thương mà nên bọc qua một lớp túi vải.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị bảo tồn không giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp được khuyến khích mà chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết. 

Tùy theo mức độ bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Mức độ nhẹ

+ Loại bỏ phần xương thừa nhô ra trên chỏm xương bàn ngón chân cái.

+ Sắp xếp lại dây chằng, cơ gân bao quanh khớp

Sau phẫu thuật, người bệnh cần khoảng 3 – 4 tuần để phục hồi.

Mức độ vừa

+ Thực hiện tương tự như mức độ nhẹ.

+ Sửa trục xương và đục xương bàn ngón cái rồi cố định bằng vít hoặc kim.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần khoảng 4 – 6 tuần để phục hồi và phải nẹp bột, đi nạng.

– Mức độ nặng

+ Loại bỏ phần xương thừa trên chỏm xương bàn ngón chân cái.

+ Chỉnh lại trục ngón chân cái bằng việc đục bỏ 1 phần xương bàn.

+ Sắp xếp lại dây chằng và gân

+ Có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo nếu không thể sửa khớp bàn ngón cái.

Người bệnh cần 6 – 12 tuần sau phẫu thuật để phục hồi được chân.

Thông thường, phẫu thuật điều chỉnh biến dạng ngón chân cái không được khuyến khích nếu bệnh nhân đang ở tuổi vị thành niên. Nguyên nhân bởi đây là lứa tuổi xương còn đang phát triển, bệnh nhân vẫn dễ bị tái phát sau phẫu thuật.

Ngoài ra, sau phẫu thuật, nhiều người bệnh vẫn bị tái phát tình trạng biến dạng. Theo thống kê, con số này lên tới 16%. Bên cạnh đó cũng có trường hợp xương chậm lành, thậm chí không lành và cần tiến hành phẫu thuật lại.

Một số biến chứng phổ biến sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bên cạnh nguy cơ tái phát thì người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng như:

– Đinh/ vít và sẹo xơ cứng quá mức gây ra những kích thích tới chân và cơ thể,

– Sưng đau kéo dài nhiều hơn 6 tháng sau phẫu thuật.

– Cứng khớp trong một vài tháng.

– Nhiễm trùng vết thương (<1%)

Trên đây là những thông khoa học về tình trạng biến dạng ngón chân cái. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]