Bí quyết chăm sóc bà bầu sau sinh khoa học, hiệu quả

10/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trải qua “cuộc sinh nở”, cơ thể phụ nữ thường được ví như cua lột bởi khi đó vô cùng yếu đuối, non nớt. Nếu không được chăm sóc, kiêng cữ phù hợp, sức khỏe người mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sau. Để DoLife bật mí với bạn kinh nghiệm chăm sóc bà bầu sau sinh chuẩn khoa học.

Chăm sóc mẹ bầu sau sinh như thế nào?
Chăm sóc mẹ bầu sau sinh như thế nào?

Các vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Sau sinh, phụ nữ trải qua một sự thay đổi lớn từ thể chất đến tinh thần. Cơ thể mẹ bầu bắt đầu dần phục hồi. Tuy nhiên, điều này cần thời gian và chế độ chăm sóc phù hợp để diễn ra thuận lợi hơn.

Một số thay đổi của cơ thể mà mẹ có thể thấy rõ như:

Tử cung dần thu hồi

Trong quá trình mang thai, tử cung của người mẹ thay đổi để thích nghi với sự phát triển của bào thai. Trong thời gian đó, kích thước tử cung dần thay đổi từ 7,5 x 5 x 2,5 cm đến 30 x 23 x 20 cm với trọng lượng từ 50g đến 1kg và thể tích từ 6ml đến 5 lít.

Khi sinh xong, ngay sau khi nhau thai được lấy ra, tử cung co lại thành một khối cầu. Đáy tử cung chỉ còn cao khoảng 13cm trên lớp vệ trong ngày đầu sau sinh. Sau đó, mỗi ngày tử cung nhỏ đi khoảng 1cm. Đến ngày thứ 12, 13, tử cung thu nhỏ lại vừa đủ nằm gọn trong vùng chậu. Khi đó, mẹ không còn lên bụng không còn thấy đáy tử cung. 

Tử cung thu hồi nhanh hơn nếu:

– Đó là lần sinh con rạ (con thứ hai trở đi).

– Mẹ cho con bú.

– Tử cung không bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, tốc độ của quá trình thu lại này còn phụ thuộc vào cơ địa. Vậy nên mẹ không cần quá lo lắng nếu tử cung thu lại chậm hơn một chút so với bình thường.

Chảy máu qua đường âm đạo

Trong vòng 2 – 6 tuần sau sinh, mẹ có thể xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo:

– Ra nhiều sản dịch màu đỏ tươi trong thời gian đầu

– Về sau, sản dịch dần ít đi và chuyển sang màu nâu nhạt

– Dịch bài tiết ra đến khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện

Quá trình này có thể ngưng sớm hơn trong trường hợp mẹ cho con bú.

Liền vết khâu tầng sinh môn

Thông thường, nếu khâu tầng sinh môn bằng chỉ không tiêu, vết may tốt, vết khâu tầng sinh môn sẽ được cắt chỉ sau 5 ngày. Trong thời gian đó, vết khâu cần được kiểm tra thường xuyên và bôi thuốc sát trùng 3 lần/ngày để tránh các trường hợp:

– Sưng nề

– Bầm tím, đỏ

– Tụ máu âm hộ, âm đạo

– Chân chỉ có mủ

– …

Ngoài ra, để vết thương nhanh lành, sản phụ nên:

– Rửa sạch sau khi đi tiểu

– Thay băng vệ sinh mới nhiều lần trong ngày

– Không để vết thương bị ẩm ướt

– Đi lại nhẹ nhàng để tránh bị táo bón

Táo bón sau sinh

Táo bón là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên:

– Uống nhiều nước

– Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

– Đi lại nhẹ nhàng

– Tránh căng thẳng, bực bội

Lưu ý dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh

Sau sinh, mẹ cần được cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng để phục hồi và tạo sữa nuôi con. Xây dựng chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bà bầu sau sinh cần tuân thủ theo nguyên tắc:

– Bổ sung đa dạng, phong phú các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

Sau sinh mẹ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất
Sau sinh mẹ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất

– Giữ ấm thức ăn

– Chia nhỏ thực đơn thành 3 – 6 bữa/ngày

– Đảm bảo sử dụng thực phẩm vệ sinh, tươi ngon, dễ tiêu hóa

– Không kiêng khem quá mức

Một số thực phẩm mà phụ nữ sau sinh, đang cho con bú cần tránh xa:

– Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà… làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe, không tốt cho cơ thể cả mẹ và bé.

– Thực phẩm khó tiêu, thức ăn ôi thiu, dễ gây ngộ độc

Đặc biệt, trong thời gian này, mẹ bỉm không nên ăn kiêng bởi cơ thể đang cần rất nhiều năng lượng để cải thiện sức khỏe và tạo sữa nuôi con.

Mẹ bầu sau sinh cần được nghỉ ngơi hợp lý

Sau sinh, mẹ cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc với chất lượng giấc ngủ cao chính là chìa khóa giúp tái tạo năng lượng ở người mẹ. Ngoài ra, việc này còn đem lại những tác dụng tuyệt vời:

– Tăng sản xuất sữa

– Giảm nguy cơ mắc các vấn đề như stress, trầm cảm sau sinh

Khi vết thương sinh để đã lại lại và ổn định, mẹ có thể thêm vào nhịp sinh hoạt các bài vận động nhẹ nhàng hay các hoạt động massage phù hợp để:

– Hỗ trợ đẩy sản dịch ra ngoài

– Tăng cường lưu thông khí huyết

– Giảm căng thẳng, mệt mỏi

– Hỗ trợ giấc ngủ

– Hạn chế nguy cơ tắc nghẽn phổi hay các vấn đề tim mạch

Sau sinh mẹ cần được nghỉ ngơi hợp lý
Sau sinh mẹ cần được nghỉ ngơi hợp lý

Lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh thường

Sau sinh thường, nguồn sữa của mẹ không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh hay các loại thuốc gây mê. Thông thường, cơ thể mẹ cũng phục hồi nhanh hơn so với sinh mổ.

Một số lưu ý chăm sóc bà bầu sau sinh thường:

– Mẹ có thể bắt đầu ăn cơm sau khi sinh từ 2 – 4 tiếng.

– Nghỉ ngơi hoàn toàn trong 6 – 8 tiếng đầu sau sinh.

– Trong 8 tiếng đầu tiên sau sinh, sản phụ nằm và không được kê gối.

– Mẹ có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng sau khi sinh được 1 ngày.

– Vệ sinh đầu vú và nặn bỏ những giọt sữa đầu trong khoảng 1 giờ sau sinh, sau đó cho con bú

– Nên massage, nặn sữa ra bình hoặc dùng máy hút sữa để làm giảm hiện tượng cương sữa, đặc biệt là trong 3 ngày đầu từ khi bé chào đời.

– Nếu ít sữa, sữa không về, mẹ cần được nghỉ ngơi đặc biệt và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, quan trọng cho quá trình tạo sữa. Mẹ nên uống nhiều nước, uống thêm sữa để có đủ sữa nuôi con.

Lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh mổ

Trải qua việc sinh nở, “mổ xẻ”, để cơ thể sớm phục hồi, mẹ lưu ý:

– Trong 6 giờ đầu sau sinh: không ăn bất kỳ thứ gì.

– Bắt đầu cho con bú sau 6 tiếng nghỉ ngơi.

– Trong thời gian đầu sau sinh, mẹ nên nằm nghiêng. Trong 6 tiếng sau sinh đầu tiên, mẹ nằm mà không được kê gối. Sau đó có thể dùng gối kê sau lưng.

– Ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng

– Vận động nhẹ nhàng, phù hợp, không vận động mạnh.

– Uống nhiều nước và kiêng đồ lạnh.

– Chăm sóc vết mổ kỹ lưỡng, cẩn thận để tránh nhiễm trùng.

– Không ăn quá no, không ăn đồ tanh trong vòng 1 tháng sau sinh.

Sau sinh, cơ thể người mẹ vô cùng yếu đuối và cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Chăm sóc phù hợp sẽ giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe và tránh được các biến chứng không mong muốn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc chăm sóc bà bầu sau sinh, hãy liên hệ tới Hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng có chữa được không?

Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường! 

Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo.  “Nằm […]

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

Khám sức khỏe sinh sản là khám gì? Khi nào nên đi khám?

  Khám sức khỏe sinh sản chính là bước tiền đề cho một hạnh phúc bền chặt của các cặp đôi trước khi bước vào hôn nhân. Thông qua đây, các cặp đôi sẽ biết được tình trạng sức khỏe của mình và có kế hoạch khoa học đảm bảo cho việc sinh con sau […]