Bệnh thận mạn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này như thế nào? Có những phương pháp điều trị cụ thể nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh thận mạn là gì?
Bệnh thận mạn là một tình trạng diễn tiến chậm và dần dần gây ra rối loạn chức năng thận. Tuy nhiên, nếu một quả thận ngừng hoạt động, quả thận còn lại vẫn có thể thực hiện các chức năng cơ bản trong cơ thể.
Hầu hết những người bệnh không biết rằng họ mắc bệnh. Vì các triệu chứng thường không phát triển khi bệnh thận mạn các giai đoạn đầu. Thông thường, khi bắt đầu nhận thấy những triệu chứng bất thường thì bệnh đã trở nặng. Những tổn thương trên thận ở giai đoạn này là không thể phục hồi.
Các triệu chứng của bệnh thận mạn
Các triệu chứng của bệnh thận mạn bao gồm:
- Phù hoặc sưng bàn chân, bàn tay và mắt cá chân
- Mệt mỏi
- Giảm lượng nước tiểu
- Nước tiểu có máu
- Nước tiểu sẫm màu
- Giảm tỉnh táo tinh thần khi mắc phải suy thận mạn biến chứng
- Chán ăn
- Da ngứa dai dẳng
- Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm
Nguyên nhân của bệnh thận mạn
Thận đảm nhận chức năng như một hệ thống lọc phức tạp trong cơ thể. Giúp loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa khỏi máu và bài tiết ra khỏi cơ thể. Theo đó, các vấn đề gây tổn thương thận có thể xảy ra khi:
- Dòng máu không đến thận đúng cách
- Các tổn thương trực tiếp đến nhu mô thận
- Nếu có một vật cản ngăn dòng nước tiểu ra ngoài
- Hậu quả do bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp.
Cụ thể của các nguyên nhân gây bệnh thận mạn bao gồm:
- Dòng chảy của nước tiểu bị cản trở: Nước tiểu bị tắc nghẽn có thể trào ngược lại vào thận từ bàng quang, làm tăng áp lực lên thận và làm suy giảm chức năng. Các nguyên nhân có thể là phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và khối u.
- Các bệnh về thận: Bệnh thận đa nang, viêm thận bể thận và viêm cầu thận.
- Hẹp động mạch thận: Hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch thận khi đi vào thận.
- Ngộ độc kim loại nặng: Chì là một nguồn ngộ độc thận phổ biến.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một tình trạng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công thận như thể chúng là mô lạ.
- Sốt rét và sốt vàng da: Hai căn bệnh do muỗi truyền này có thể khiến chức năng thận bị suy giảm.
- Một số loại thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc, nhất là NSAID, có thể dẫn đến suy thận.
- Sử dụng chất kích thích bất hợp pháp: Sử dụng các chất như heroin hoặc cocaine có thể gây hại cho thận.
- Chấn thương thận: Bị đánh mạnh hoặc một chấn thương thực thể khác lên thận có thể gây ra tổn thương thận.
Các giai đoạn suy thận mạn
Các cấp độ bệnh thận mạn được phân chia dựa trên chỉ số tốc độ lọc cầu thận (GFR). Cụ thể bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn gồm:
Giai đoạn 1: Giai đoạn này, mức lọc cầu thận >90mL/phút. Chức năng thận đã suy giảm nhưng chưa có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.
Giai đoạn 2: Mức lọc cầu thận còn 60-89mL/phút. Tuy nhiên, người bệnh vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng hoặc có rất ít.
Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận còn 30-59mL/phút. Giai đoạn đã xuất hiện một số biểu hiện do chất độc tích tụ trong máu, không được đào thải ra ngoài. Một số biểu hiện như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, sưng bàn tay bàn chân, đau lưng…
Giai đoạn 4: Mức lọc cầu thận còn 15-29mL/phút. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, người bệnh được chỉ định lọc máu để duy trì sự sống.
Giai đoạn 5: Mức lọc cầu thận còn <15mL/phút. Chức năng thận gần như mất hoàn toàn, người bệnh phải lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận để bảo toàn tính mạn
Suy thận mạn có nguy hiểm không?
Suy thận mạn là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị sớm. Ngoài ra, suy thận mạn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác, bao gồm:
- Gây suy gan, hội chứng gan thận
- Gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến co giật, mất trí nhớ, rối loạn chức năng não
- Gây tăng năng tuyến cận giáp
- Gây tổn thương hệ tiêu hóa, dẫn đến chảy máu dạ dày, chảy máu ruột
- Gây ra các vấn đề về tim mạch, suy tim, thiếu máu
- Gây ra các vấn đề về xương khớp, tăng nguy cơ loãng xương, nhuyễn xương dẫn đến dễ gãy xương
- Gây tổn thương phổi do tích tụ dịch nhầy trong phổi
Những biến chứng của suy thận mạn khá nguy hiểm. Vì vậy, cần điều trị bệnh càng sớm càng sớm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Phương pháp điều trị suy thận mạn
Suy thận mạn là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Tùy vào mức độ bệnh cũng như tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị thận bao gồm:
Điều trị nguyên nhân
Việc tìm ra đúng nguyên nhân gây suy thận mạn và điều trị từ nguyên nhân là vấn đề then chốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Với những bệnh nhân suy thận mạn, việc điều trị chủ yếu là kiểm soát lượng đường máu và huyết áp để giúp làm chậm các tổn thương cho thận.
Điều trị bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt
Người bệnh cần thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích để duy trì sức khỏe ổn định hơn.
Điều trị triệu chứng
Khi bị suy thận mạn giai đoạn nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị triệu chứng là rất cần thiết để giảm nhẹ cũng như ngăn ngừa biến chứng.
- Tăng huyết áp: Người bị suy thận mạn thường rất khó khống chế huyết áp. Vì vậy, cần hạn chế muối (<2g/ngày) và sử dụng thuốc huyết áp phù hợp khi huyết áp tăng cao hoặc quá thấp.
- Điều trị thiếu máu: Suy thận khiến thận không sản xuất đủ chất erythropoietin có tác dụng duy trì quá trình tạo hồng cầu của cơ thể, dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, cần điều trị thiếu máu bằng cách bổ sung sắt, acid folic, tiêm dưới da Erythropoietin.
- Kiểm soát rối loạn lipid máu: Suy thận dẫn đến rối loạn lipid máu gây ra các bệnh lý tim mạch. Việc điều trị được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc giảm nồng độ cholesterol xấu, ngăn nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
- Điều trị rối loạn điện giải: Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh nhân suy thận mạn thường bị tăng kali máu, nếu không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng như rối loạn nhịp tim, ngừng tim và nhiều vấn đề khác liên quan đến thần kinh cơ.
- Điều trị loãng xương: Bằng cách bổ sung canxi, vitamin D, hạn chế phospho giúp xương khỏe mạnh.
Điều trị suy thận mạn giai đoạn 5
Với những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh cần tiến hành chạy thận nhân tạo chu kỳ hoặc tiến hành ghép thận để duy trì sự sống. Đây là giải pháp tốt nhất cho người bệnh để lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp duy trì ổn định chức năng của các cơ quan khác và ngăn ngừa tối đa nguy cơ gây ra biến chứng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin về bệnh thận mạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đái rắt: Những thông tin cần biết
Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]
Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]
Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]
Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]