Bệnh cước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

03/11/2023
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Cước là một bệnh ngoài da khá phổ biến ở những khu vực có thời tiết lạnh. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nó khiến mắc bệnh rất khó chịu. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bệnh cước là gì?

Bệnh cước là tình trạng phổ biến vào mùa đông

Bệnh cước (Chilblains) là tình trạng viêm các mạch máu nhỏ của da. Tạo nên các vùng da bị đổi màu (đỏ, xanh tím, trắng), sưng lên, phồng rộp và gây ngứa. Tình trạng này xảy ra ở các vị trí tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Đặc biệt là đầu ngón tay và chân thường dễ mắc. Hai yếu tố thời tiết lạnh và tuần hoàn kém được xem là yếu tố dẫn đến bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già, những người ít vận động sống trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đối với trẻ em, bệnh chỉ tái phát vào mùa đông trong vài năm, sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Ở người già, bệnh có xu hướng nặng lên trừ khi tránh được các yếu tố khởi phát. Ngoài ra, nữ giới có nhiều khả năng bị cước hơn nam giới.

Trong vòng một đến ba tuần, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu chỗ viêm có tình trạng nhiễm trùng sẽ phải cần được điều trị.

Triệu chứng của bệnh cước

Bệnh cước nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra tình trạng dị ứng phồng da, viêm da, thậm chí là nhiễm trùng. Do đó, khi bạn có các triệu chứng sau đây, đừng nghi ngờ và hãy đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

  • Đầu ngón chân của bệnh nhân sưng đỏ.
  • Người bệnh có cảm giác nóng rát, đau như bị châm chích, da thường ngứa rát.
  • Da có dấu hiệu đổi màu, chuyển sang màu đỏ, xanh tím.
  • Trường hợp nặng, da bệnh nhân sẽ bị sưng phồng, mưng mủ hoặc viêm loét. Nếu không được điều trị kịp thời thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng cước. Tuy nhiên, dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc cao:

  • Người mặc quần áo quá chật, thường xuyên để da tiếp xúc với thời tiết lạnh
  • Những người bị thừa cân béo phì
  • Phụ nữ thường nguy cơ bị cước chân vào mùa đông cao hơn nam giới
  • Người sống và làm việc trong môi trường ẩm ướt, lạnh giá
  • Những người có vấn đề về tuần hoàn máu thường nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết
  • Trường hợp mắc bệnh Raynaud: Khi mắc bệnh này, các mạch máu ngoại vi của người bệnh dễ bị co thắt trong điều kiện thời tiết lạnh. Hoặc có thể gặp phải áp suất cao khiến máu lưu thông kém, máu đến các mô và tế bào bị tắc nghẽn.
  • Người bị bệnh lupus ban đỏ: Đây là bệnh tự miễn dịch phổ biến gây ra tình trạng cước chân.
Những người sinh sống hoặc làm việc trong môi trường lạnh

Nguyên nhân gây bệnh cước

Nguyên nhân chính gây ra bệnh cước vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng tình trạng này có liên quan đến phản ứng của cơ thể với môi trường lạnh, ẩm.

Hệ thống tuần hoàn của cơ thể bao gồm các động mạch, tĩnh mạch, mao mạch mang máu đến mọi tế bào và hệ thống này nhạy cảm với nhiệt độ.

Trong điều kiện nóng bức

Trong điều kiện nóng bức, cơ thể sẽ mở rộng các mạch máu dưới da để nhiệt có thể tỏa vào không khí, từ đó làm mát cơ thể.

Trong điều kiện lạnh

Khi gặp lạnh, chúng sẽ co lại để bảo tồn nhiệt độ cơ thể. Sự co thắt này có thể gây tổn thương các chi. Từ đó gây nên các biểu hiện của bệnh cước. Điều này thường xảy ra sau vài giờ tiếp xúc cái lạnh.

Các biểu hiện này sẽ trở nên tồi tệ hơn với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ví dụ như khi đi vào một nơi ấm áp sau khi ở ngoài trời lạnh nhưng làm nóng bàn chân lạnh quá nhanh.

Bằng cách đặt chân sát cạnh lò sưởi hoặc sử dụng chai nước nóng lăn trực tiếp vào chân, cũng sẽ làm bệnh nghiệm trọng thêm. Thay vào đó, nên làm ấm toàn bộ cơ thể.

Những người sống ở khác khu vực có khí hậu lạnh khắc nghiệt thường ít mắc bệnh cước hơn. Điều này là do ở vùng khí hậu khô, độ ẩm thấp, người dân có sự chuẩn bị về lối sống và quần áo chống lạnh tốt hơn.

Điều trị bệnh cước như thế nào?

Luôn giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh là cách đề phòng bệnh cước hữu hiệu nhất

Bệnh cước đáp ứng kém với thuốc điều trị. Để giảm triệu chứng có thể dùng kem bôi corticoid vào các vết ngứa và sưng trong vài ngày. Tuy nhiên, phần lớn các biểu hiện bệnh sẽ giảm mà không cần sử dụng thuốc. Trong trường hợp bệnh có kèm theo tình trạng nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh dạng bôi hoặc dạng uống tùy mức độ nặng.

Việc dùng thuốc giãn mạch như nifedipine, có mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ của nifedipine như nóng bừng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phù ngoại biên.

Ngoài ra các biện pháp không sử dụng thuốc sau đây có thể thực hiện tại nhà. Nhằm giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu của bệnh:

  • Nhẹ nhàng giữ ấm vùng da ảnh hưởng, không cần xoa bóp, chà xát hoặc chườm nóng trực tiếp.
  • Tránh tiếp xúc lạnh bất cứ khi nào có thể.
  • Giữ cho vùng da bị cước khô ráo và ấm, nhưng tránh ngồi quá gần các nguồn nhiệt.
  • Đảm bảo làm sạch tổn thương bằng chất sát trùng và băng nhẹ, mỏng để tránh nhiễm trùng.
  • Tránh trầy xước, không gãi vào vết thương.
  • Ngưng hút thuốc, vì thuốc lá ảnh hưởng lưu thông mạch máu làm chậm lành vết thương.

Trên đây là những thông tin về bệnh cước. Nếu như những biểu hiện của bệnh cước không thuyên giảm thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch. 

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]