Bệnh Brucellosis: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

13/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Brucellosis là bệnh lý truyền nhiễm, khó chẩn đoán và khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Bệnh phổ biến ở những quốc gia có thu nhập thấp, đặc biệt ở Châu Á, Mỹ La tinh, Trung Đông, Đông và Bắc Phi. Tìm hiểu ngay về bệnh lý này qua bài viết bên dưới!

Bệnh Brucellosis là gì?

Bệnh Brucellosis là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bị nhiễm trực khuẩn Brucellosis. Tổ chức Y tế Thế giới Brucellosis xem đây là bệnh lây truyền từ động vật đến người bị bỏ quên hàng đầu. 

Brucellosis có một số tên gọi khác như: sốt Địa Trung Hải, sốt Malta, sốt làn song, hay Gibraltar. 

Ở diễn biến cấp tính, bệnh có biểu hiện chính là sốt. Với cấp độ mãn tính, bệnh nhân xuất hiện các đợt sốt lặp lại cùng với đó là đau nhức cơ, mỏi mệt, đổ mồ hôi.

Nếu không được điều trị tích cực, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ tái phát gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng bệnh Brucellosis

Các triệu chứng của Brucellosis không quá đặc trưng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm trùng khác. Triệu chứng cũng có thể khởi phát đột ngột hoặc âm ỉ:

– Sốt, rét run, ớn lạnh, đổ mồ hôi.

– Mệt mỏi, sút cân, yếu đuối, dễ hụt sức khi làm việc.

– Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau bụng.

– Nam giới có thể bị viêm tinh hoàn.

Các triệu chứng này đều không quá điển hình. Bởi vậy, để xác định rõ tình trạng bệnh, người bệnh cần được thăm khám kỹ càng từ đó có phương án điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng:

– Viêm đĩa đệm

– Viêm khớp mủ

– Viêm nội tâm mạc

– Viêm màng não

Nguyên nhân gây bệnh

Là bệnh lý lây nhiễm từ động vật sang người, bệnh Brucellosis xuất hiện thường do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật hay chế phẩm động vật có nhiễm bệnh.

Các nguyên nhân mắc bệnh phổ biến như:

– Sử dụng sữa của động vật bị nhiễm trực khuẩn Brucella mà không được tiệt trùng hay sữa không đảm bảo.

– Tiêu thụ nội tạng, thịt của động vật có chứa trực khuẩn Brucella, đặc biệt là thịt/ nội tạng chưa nấu chín.

– Tiếp xúc với nguồn bệnh qua da. Trực khuẩn Brucella xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da. Hoặc người bệnh hít phải vi khuẩn xuất hiện trong không khí.

Lưu ý rằng, bệnh Brucellosis không lây từ người sang người. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh lây từ mẹ sang con khi sinh hoặc con lây nhiễm từ mẹ trong quá trình bú mẹ.

Brucellosis là bệnh lây truyền từ động vật sang người
Brucellosis là bệnh lây truyền từ động vật sang người

Cách chẩn đoán bệnh Brucellosis

Để chẩn đoán được Brucellosis, bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. 

– Khám lâm sàng

+ Xác định triệu chứng bệnh 

+ Phân biệt với các bệnh khác như: sốt cấp tính, cúm, nhiễm khuẩn, bệnh liên quan tới vi khuẩn đường ruột.

– Xét nghiệm máu

+ Xác định nguyên nhân gây bệnh 

+ Đánh giá diễn tiến bệnh lý: tình trạng nhiễm trùng, tổn thương của các cơ quan, biến chứng

– Làm PCR, nuôi cấy phân lập máu, dịch não tủy và dịch tiết của người bệnh

+ Xác định nguyên nhân gây bệnh

+ Hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ

+ Lên phác đồ điều trị phù hợp

– Chụp X-Quang, siêu âm và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

+ Xác định các tổn thương, đánh giá đúng tình trạng bệnh

+ Xác định tình trạng biến chứng

+ Lên phác đồ điều trị phù hợp

Phương pháp điều trị bệnh Brucellosis

Việc điều trị Brucellosis để đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa biến chứng cần tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ định từ bác sĩ. Việc sử dụng thuốc sai cách có thể gây ra những hệ quả đáng tiếc.

Trong việc điều trị bệnh Brucellosis, bệnh nhân thường được chỉ định:

– Dùng 1 hoặc phối hợp dùng 2 – 3 loại kháng sinh tùy vào tình trạng bệnh.

– Điều trị bệnh theo triệu chứng: viêm màng não, viêm nội tâm mạc để hạn chế tổn thương.

– Theo dõi và điều trị tích cực với những trường hợp bệnh tiến triển nặng.

– Chăm sóc chu đáo, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hợp lý để người bệnh nhanh hồi phục, tránh nguy cơ tái phát hay trở thành mãn tính.

Lưu ý cách phòng ngừa bệnh Brucellosis

Mọi đối tượng, lứa tuổi đều có nguy cơ mắc Brucellosis. Trong đó, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: bác sĩ thú y, người chăn nuôi gia súc, gia cầm, nông dân, chủ trang trại, người giết mổ, buôn bán gia súc, người đi săn…

Đặc biệt, bệnh không lây từ người sang người mà chỉ lây từ động vật hay nguồn bệnh sang người.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc hiểu rõ bệnh lý giúp người dân chủ động phòng ngừa Brucellosis hiệu quả:

– Điều trị dự phòng trực khuẩn Brucella ở động vật chưa mắc bệnh bằng việc tiêm vắc xin đầy đủ cho gia súc, gia cầm; xử lý tiêu hủy, khử trùng, cách ly với vật nuôi có dấu hiệu mắc bệnh.

– Chủ động mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với vật nuôi. Khi phát hiện tiếp xúc với vật nuôi bị bệnh, người dân cần thông báo với cơ quan y tế để có phương án xử lý, cách ly hiệu quả.

– Nâng cao sức đề kháng cơ thể với việc tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là những thông khoa học về bướu giáp nhân. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Ngủ ngáy ở trẻ: Những điều ba mẹ nhất định phải biết

Ngủ ngáy ở trẻ: Những điều ba mẹ nhất định phải biết

Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến ở trẻ và thường không gây nguy hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, ngủ ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hoặc có thể gây nguy cơ rối loạn đường thở, rối loạn thở khi ngủ, ảnh hưởng tới sự […]

Bệnh Charcot-Marie-Tooth: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Charcot-Marie-Tooth: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Charcot-Marie-Tooth dù không gây tử vong hay làm giảm tuổi thọ nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Vậy bệnh Charcot-Marie-Tooth là gì? Tìm hiểu ngay về bệnh lý này qua bài viết! Bệnh Charcot-Marie-Tooth là gì? Bệnh Charcot-Marie-Tooth (hay là bệnh teo cơ mác) là […]

Bệnh khổng lồ: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh khổng lồ: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh khổng lồ là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn có tồn tại và có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tìm hay ngay về bệnh khổng lồ qua bài viết bên dưới! Thông tin chung về bệnh khổng lồ Bệnh khổng lồ (gigantism) là […]

Bướu giáp nhân: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Bướu giáp nhân: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Bướu giáp nhân là bệnh lý thường gặp hơn ở nữ giới với tỉ lệ nữ giới mắc phải là 5%, còn nam giới là 1%.  Tuy vậy, tỉ lệ nam giới có nhân ác tính lại cao hơn nữ giới. Tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý này qua bài viết bên dưới! Thông […]