Bất dung nạp Lactose là một căn bệnh khá phổ biến. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Có những biến chứng gì? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Không dung nạp Lactose là gì?
Bất dung nạp lactose là tình trạng khi cơ thể không thể tiêu hóa một lượng lactose (đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa) bình thường do thiếu hoặc không có enzyme lactase trong ruột non. Enzyme lactase có nhiệm vụ phân giải lactose thành glucose và galactose. Đây là hai loại đường đơn giản hơn để cơ thể hấp thụ. Khi thiếu enzyme lactase, lactose không được tiêu hóa sẽ đi vào ruột già. Từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh?
Sự thiếu hụt, rối loạn hoạt động của hệ thống enzyme lactase hoặc những tổn thương niêm mạc ruột non là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh không dung nạp lactose. Một số yếu tố chủ yếu gây ra bệnh gồm:
– Di truyền:
Bệnh có tính chất gia đình với những gen mang bệnh được di truyền từ bố mẹ cho con cái khiến cơ thể giảm bài tiết enzyme lactose. Bệnh thường khởi phát ngay từ khi sinh ra và có thể kèm theo các bệnh celiac, không dung nạp gluten…
– Ruột non bị tổn thương:
Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoặc chấn thương ổ bụng có thể gây dập, tổn thương niêm mạc ruột non. Từ đó làm rối loạn bài tiết enzyme phân giải lactose.
– Sinh non:
Hệ thống tiêu hóa và enzyme ở trẻ sinh non chưa được phát triển hoàn thiện. Từ đó khiến trẻ không dung nạp được lactose, tiêu chảy, chậm tăng cân. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn hơn.
– Bẩm sinh không có enzyme lactase:
Người bệnh ngay từ khi sinh ra đã không thể sản xuất được enzyme lactase. Vì vậy nên thường biểu hiện bệnh từ sớm, thường xuyên tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng bất dung nạp Lactose
Các triệu chứng khi không dung nạp lactose thường bắt đầu từ 30 phút – 2 giờ sau khi ăn hoặc uống thực phẩm có chứa lactose. Bao gồm:
– Bệnh tiêu chảy;
– Buồn nôn và đôi khi nôn mửa;
– Co thắt dạ dày, chuột rút ở bụng;
– Bụng phình to;
– Khí ga.
Một số người cũng cảm thấy nhu cầu đi vệ sinh gấp, nôn mửa, đau bụng dưới và táo bón. Tiêu chảy xảy ra do đường lactose không được tiêu hóa trong ruột non, khiến nước di chuyển vào đường tiêu. Khi đến đại tràng, đường lactose sẽ được vi khuẩn trong ruột lên men, tạo thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) và khí. Điều này gây ra đầy hơi, đầy hơi và đau.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào lượng đường lactose có thể dung nạp và lượng bạn đã ăn.
May mắn thay, những triệu chứng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Bạn cũng thường không bị ảnh hưởng trừ khi bạn tiêu thụ một lượng lớn lactose. Hoặc có một tình trạng khác trở nên tồi tệ hơn do kích ứng tiêu hóa do không dung nạp lactose.
Phương pháp điều trị
Để xác định bệnh, bác sĩ cần khai thác bệnh sử và quan sát các biểu hiện lâm sàng. Kết hợp với đó là một số chỉ định xét nghiệm cần thiết. Mục đích là để kiểm tra khả năng hấp thụ lactose trong đường tiêu hóa. Ví dụ như xét nghiệm khí Hydro trong hơi thở, test lactose. Đặc biệt đối với trẻ em cần được test hàm lượng axit trong phân.
Dưới đây là một số biện pháp có tác dụng cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị bất dung nạp lactose thì không nên tiêu thụ những thực phẩm chứa loại đường này;
– Người lớn và trẻ lớn hơn không cần thiết phải kiêng đường lactose một cách triệt để. Thay vào đó nên cân nhắc lượng đường phù hợp để ăn mỗi ngày.
– Đối với trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, các mẹ bầu, các mẹ đang cho con bú hay phụ nữ tiền mãn kinh thì canxi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó nếu không sử dụng được sữa và chế phẩm làm từ sữa sẽ khiến những đối tượng này bị thiếu hụt canxi và vitamin D. Vì vậy cần phải bổ sung nguồn cung cấp các dưỡng chất này thay thế cho sữa từ viên uống, thực phẩm chứa nhiều canxi như rau quả xanh, tôm, súp lơ,… . Hoặc uống enzyme lactase để khắc phục tình trạng này;
– Áp dụng một thói quen sinh hoạt lành mạnh, phù hợp;
– Tuân thủ lịch khám đúng hẹn để được bác sĩ theo dõi và cập nhật tình trạng sức khỏe cũng như triệu chứng bất dung nạp lactose đã thuyên giảm hay chưa;
– Không được tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều lượng hay tự ý mua thuốc về dùng mà không có chỉ định từ bác sĩ;
– Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Vì trong đó có thể chứa thành phần đường lactose;
– Nếu mẹ có tiền sử không dung nạp được lactose thì cần quan sát phản ứng của trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Từ đó xem trẻ có dị ứng với sữa mẹ hay sữa công thức hay không. Nếu có, cần hỏi ý kiến bác sĩ khoa Nhi để được tư vấn về loại sữa khác thay thế nên dùng dành cho trẻ;
– Liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng diễn ra nặng hơn.
Bất dung nạp lactose là một tình trạng phổ biến. Nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khi tiêu thụ thực phẩm chứa lactose. Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng enzyme lactase có thể giúp giảm triệu chứng. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị ảnh hưởng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị bất dung nạp lactose, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Từ đó để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Bài viết liên quan
Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]
Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]
Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?
Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]