Bàn chân bẹt là một biến dạng bàn chân tương đối phổ biến với trẻ em. Điều này tác động xấu đến cột sống thắt lưng, làm tăng nguy cơ đau và chấn thương. Việc phát hiện sớm sẽ giúp tìm phương án điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Bàn chân bẹt là gì?
Bàn chân bẹt là hiện tượng mất vòm dọc trong của bàn chân nơi nó tiếp xúc hoặc gần như tiếp xúc với mặt đất. Trên thực tế, trẻ sơ sinh hầu như không có vòm bàn chân. Nhưng đến tầm trẻ lên 2-3 tuổi, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng hệ thống dây chằng.
Dị tật bàn chân bẹt sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Phân loại bàn chân bẹt
Có thể chia hội chứng bàn chân bẹt thành 2 loại:
- Bàn chân bẹt sinh lý là tình trạng thường gặp, mềm dẻo, tiên lượng tốt. Đây là một biến thể của bàn chân bình thường.
- Bàn chân bẹt bệnh lý lại thường cứng, gây mất chức năng bàn chân. Phần lớn trường hợp này sẽ cần can thiệp và phẫu thuật.
Nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt
Trẻ bị bàn chân bẹt có thể do bẩm sinh hoặc nguyên nhân do thói quen sinh hoạt, tác động từ bên ngoài:
1. Bẩm sinh
Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt. Đây là một tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều mắc chứng bàn chân bẹt.
2. Nguyên nhân khác
- Do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc xăng-đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ tuổi.
- Gãy xương, mắc một số bệnh lý khớp mạn tính hoặc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, béo phì, đái tháo đường, người cao tuổi và mang thai
Dấu hiệu bàn chân bẹt
Hầu hết các trường hợp bàn chân bẹt không có triệu chứng cụ thể. Nhưng một số người có bàn chân bẹt lại bị đau chân, đặc biệt là ở vùng gót chân hoặc vòm. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi hoạt động. Sưng có thể xảy ra dọc theo bên trong mắt cá chân.
Bố mẹ có thể kiểm tra con có bị bàn chân bẹt tại nhà
Ngoài một số dấu hiệu nhận biết, ba mẹ có thể kiểm tra liệu bé có mắc hội chứng bàn chân bẹt không thông qua một số cách sau:
- Cách 1: Làm ướt bàn chân của trẻ và cho bàn chân của con giẫm lên tờ giấy trắng/bìa. Trường hợp có thể nhìn thấy nguyên bàn chân, có thể trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm cong thì bố mẹ có thể yên tâm.
- Cách 2: Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún và in được cả bàn chân. Bố mẹ nên cho trẻ đi khám vì khả năng cao trẻ bị hội chứng bàn chân bẹt.
- Cách 3: Dùng trực tiếp ngón tay của bố mẹ mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.
Chẩn đoán
Tại Bệnh viện Quốc tế Dolife, trẻ sẽ được đánh giá xem liệu bé có bị hội chứng bàn chân bẹt hay không qua việc khám lâm sàng, kiểm tra toàn diện về tư thế đi, dáng đứng của trẻ.
Bên cạnh đó có thể chẩn đoán bởi những dịch vụ khác như:
- Chụp X-quang
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp CT
Bàn chân bẹt có nguy hiểm không
Tuy đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Béo phì
- Chấn thương ở bàn chân hoặc mắt cá chân
- Viêm khớp dạng thấp
- Sự lão hóa
- Bệnh tiểu đường
Phương pháp điều trị
1. Phương pháp không phẫu thuật
Các phương pháp điều trị không phẫu thuật (xoa bóp, mang đế giày…) đều không có tác dụng giúp hình thành vòm bàn chân của bé, mà chỉ cải thiện được các triệu chứng đau do bàn chân bẹt gây ra.
Một số phương án có thể kể đến như:
- Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân;
- Các bài tập dành cho người bệnh bàn chân bẹt hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng độ linh hoạt cho bàn chân và mắt cá chân, nhờ đó cải thiện triệu chứng như: Bài tập kéo giãn gót chân; Bài tập với quả bóng nhỏ; …
2. Phương pháp phẫu thuật
Thường có rất ít chỉ định phẫu bàn chân bẹt, chỉ đối với những trường hợp bàn chân bẹt bệnh lý có triệu chứng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị không phẫu thuật sau một thời gian dài.
Phương pháp phòng ngừa bàn chân bẹt cho trẻ
Hiện nay, chưa có phương án phòng tránh triệt để hội chứng bàn chân bẹt, nhưng có thể hạn chế bằng cách:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất.
- Không nên để trẻ có thói quen mang dép tông hay sandals khi ra ngoài.
- Khi trẻ có các dấu hiệu thì nên đưa trẻ đi khám sớm.
Bệnh viện Quốc tế Dolife là nơi mà ba mẹ hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc, theo dõi sự phát triển của trẻ bởi:
- Đội ngũ bác sĩ Nhi khoa dày dặn kinh nghiệm, tâm lý
- Hệ thống trang thiết bị nhập khẩu, hiện đại bậc nhất
- Dịch vụ y tế nhanh chóng, tận tình, tỉ mỉ
Liên hệ Hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Chính thức MỞ LINK ĐĂNG KÝ hội thảo thai sản HOT NHẤT THÁNG 11: “NGUY CƠ CAO TRONG THAI NGHÉN”
Chính thức MỞ LINK ĐĂNG KÝ hội thảo thai sản HOT NHẤT THÁNG 11: “NGUY CƠ CAO TRONG THAI NGHÉN” Đăng ký MIỄN PHÍ → Check-in hội thảo → mang “túi 3 gang” nhận quà tặng + ưu đãi với tổng giá trị lên tới 200.000.000Đ Các #ĐẶC_QUYỀN DoLife dành tặng các mẹ bầu tại […]
Cắt amidan có cần kiêng nói không?
“Sau khi cắt amidan có cần kiêng nói không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng DoLife tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu về cắt amidan Cắt amidan là gì? Cắt amidan (tonsillectomy) là một phẫu thuật để loại bỏ amidan – hai khối mô bạch huyết […]
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh
Tên cơ sở hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện Quốc tế DoLife Địa chỉ: Số 108 Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh: Xem TẠI ĐÂY
Hội thảo thai sản: Sinh thường hay sinh mổ ngày 19/10 diễn ra tại Bệnh viện Quốc tế DoLife
– Lần đầu sinh mổ thì lần sinh thứ hai có thể sinh thường được không? – Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? – Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp sinh thường và sinh mổ? – Sinh mổ lần 2 nên cách lần đầu bao nhiêu lâu? – […]