Khám phụ khoa khám những gì? Mách bạn địa chỉ khám bác sĩ phụ khoa giỏi

25/05/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Các bệnh phụ khoa nếu diễn biến lâu dài, không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khám phụ khoa là điều quan trọng với phụ nữ, đặc biệt khi ở trong độ tuổi sinh sản. Vậy khám phụ khoa thì khám những gì? Địa chỉ khám bác sĩ phụ khoa giỏi, uy tín ở đâu? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết này!

Khám phụ khoa là khám gì?

Số liệu thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa lên tới 90%. Số ca mắc bệnh mỗi năm tăng từ 15% – 27%.

Bệnh phụ khoa có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, dù đã quan hệ hay chưa quan hệ. Bệnh có thể âm thầm phát triển mà người bệnh không hề biết.

Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ từ 15 tuổi nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 – 9 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần để phòng tránh và sớm phát hiện các vấn đề phụ khoa.

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là khám chi tiết tổng quát tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục:

– Cơ quan sinh dục trên: tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng

– Cơ quan sinh dục dưới: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

Bên cạnh đó, để phát hiện chính xác bệnh lý tại cơ quan sinh sản, người khám sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác như:

– Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm nước tiểu

Siêu âm ổ bụng

– ….

Nếu nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm sàng lọc ung thư như: xét nghiệm PAP, sinh thiết cổ tử cung… Đặc biệt, với phụ nữ lần đầu tiên quan hệ, sau 3 năm nên làm xét nghiệm PAP smear để sớm phát hiện nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Vì sao cần khám phụ khoa

Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới ngày một tăng cao. Theo thống kê của Bộ Y tế, có tới 90% nữ giới từng một lần mắc bệnh phụ khoa. 

Dù có triệu chứng hay không, phụ nữ đều nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ. Điều này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:

– Phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm từ đó có hướng điều trị hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh biến chứng.

– Phát hiện các rối loạn về nội tiết và tâm lý để điều trị phù hợp

– Xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp, đúng cách, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe sinh sản.

– Được bác sĩ tư vấn sức khỏe sinh sản, phòng tránh bệnh lý hiệu quả, phòng tránh thai an toàn

Khi nào nên đi khám phụ khoa?

Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên chủ động khám phụ khoa định kỳ 6 – 9 tháng/lần. Đặc biệt, có 4 thời điểm phụ nữ nên khám phụ khoa:

Khi nào nên đi khám phụ khoa?
Khi nào nên đi khám phụ khoa?

1 – Vùng kín có dấu hiệu bất thường

Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám phụ khoa nếu xuất hiện các biểu hiện: 

Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, đau đỏ hoặc xuất hiện các nốt, vết loét

Huyết trắng có mùi khó chịu

– Đau, buốt khi đi tiểu

2 – Trước khi kết hôn

Đề chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm vợ, làm mẹ, phụ nữ cần thăm khám phụ khoa trước khi kết hôn. Khám sức khỏe tiền hôn nhân, bác sĩ sẽ giúp bạn soi tử cung, kiểm tra vòi trứng, siêu âm tuyến vú, soi tươi dịch âm đạo, kiểm tra hormone sinh dục… từ đó phát hiện bệnh lý, viêm nhiễm bất thường để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Khi khám phụ khoa trước hôn nhân, bác sĩ cũng sẽ tư vấn các kiến thức cần thiết cho đời sống tình dục vợ chồng, phòng tránh các bệnh lý do quan hệ tình dục gây ra.

3 – Trước khi mang thai

Trong thời gian mang thai, estrogen của phụ nữ tăng lên đáng kể khiến nguy cơ mắc bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa tăng cao. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động xấu đến cả sự phát triển sức khỏe thai nhi. 

Khám phụ khoa trước mang thai giúp bảo vệ tối ưu cho sức khỏe mẹ và bé. Các danh mục khám cần thiết gồm:

– Kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống sinh sản. Điều này giúp phòng tránh và điều trị kịp thời các bệnh lý như: viêm âm đạo, lậu, giang mai, bệnh lây truyền qua đường tình dục… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tới sức khỏe thai nhi, gây nguy cơ sảy thai, sinh non.

– Kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HPV, chẩn đoán bệnh lý phụ khoa

– Kiểm tra nội tiết phụ khoa (nang nội tiết tố, hormone luteinizing,…) để chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng.

– Xét nghiệm Rubella phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh

– Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu…

4 – Đau sau khi quan hệ

Sau lần đầu quan hệ, phụ nữ có thể chảy máu và cảm thấy đau do màng trinh bị rách. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày, có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau sau quan hệ kéo dài như:

– Phụ nữ bị biến chứng viêm vùng chậu do mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhưng không được điều trị sớm. Lưu ý: Viêm vùng chậu nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến vô sinh.

– Bị viêm cổ tử cung:

+ Do vị nhiễm khuẩn qua đường tình dục (chlamydia, mụn rộp, lậu, HPV…) 

+ Dị ứng với bao cao su, chất diệt tinh trùng, vật thể lạ vào âm đạo

– Bị nhiễm trùng âm đạo: nấm, chlamydia lậu cầu, trùng roi Trichomonas,… 

Khám bác sĩ phụ khoa giỏi ở đâu?

Khám phụ khoa là việc cần thiết và quan trọng với phụ nữ. Trong đó, việc tìm cơ sở thăm khám uy tín có các bác sĩ phụ khoa giỏi là một trong các yếu tố hàng đầu để kết quả thăm khám được chính xác. 

Tiêu chi đánh giá bác sĩ phụ khoa giỏi

Hiện nay có rất nhiều cơ sở thăm khám phụ khoa. Để tìm cơ sở chất lượng, uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, chị em tham khảo 3 tiêu chí đánh giá bác sĩ phụ khoa giỏi:

1 – Trình độ chuyên môn cao

Bác sĩ phụ khoa giỏi là những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về lĩnh vực phụ khoa. Đồng thời, bác sĩ có chuyên môn sâu, kinh nghiệm dày dặn để giải quyết mọi tình huống.

Bác sĩ giỏi sẽ giúp bạn thăm khám và giải quyết mọi vấn đề theo phác đồ an toàn, hiệu quả nhất.

2 – Có nhiều năm kinh nghiệm

Làm việc nhiều năm trong lĩnh vực phụ khoa, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ nhanh chóng xác định được tình trạng của bệnh nhân đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất.

3 – Tâm huyết, tâm lý

Đa phần phụ nữ khi khám phụ khoa đều mang tâm lý e ngại. Bởi vậy, bác sĩ thăm khám tâm lý, tận tâm là một trong những yếu tố quan trọng giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn để sẻ chia tình trạng sức khỏe. Điều này không chỉ quá trình trao đổi trở nên dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ chẩn đoán chính xác. Đồng thời, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên hữu ích cho người bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị.

Bệnh viện Quốc tế DoLife – nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ phụ khoa giỏi

Thăm khám phụ khoa tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

– Đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm với hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Đặc biệt, Bệnh viện Quốc tế DoLife có sự tham gia của bác sĩ Trần Văn Hùng – Nguyên Giảng viên bộ môn Sản Đại học Y Hà Nội, Nguyên Giám đốc chuyên môn Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Đức Phúc.

– Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chuyên sâu cho quá trình thăm khám, điều trị được nhập khẩu từ Pháp, Anh, Nhật…

– Hệ thống máy xét nghiệm tự động cho kết quả chính xác

– Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn chất lượng cao đảm bảo an toàn kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

– Quá trình thăm khám, điều trị 1-1, đảm bảo tính riêng tư.

Sức khỏe phụ khoa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Chăm sóc bản thân, chị em đừng quên chăm sóc tốt cho sức khỏe phụ khoa của chính mình.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về khám phụ khoa và đưa ra gợi ý hữu ích trong việc lựa chọn bác sĩ phụ khoa giỏi.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với DoLife qua hotline 1900 1984 để được tư vấn miễn phí nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]