Tiền sản giật là biến chứng thai sản phổ biến mà các mẹ bầu cần hết sức chú ý trong thai kỳ. Vậy tiền sản giật có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp thắc mắc mẹ nhé!
Tiền sản giật có nguy hiểm hay không?
Khái quát về tiền sản giật
Tiền sản giật là hiện tượng do nhiễm độc thai nghén gây ra và thường xảy ra trong khoảng tuần 20 của thai kỳ. Theo chuyên gia, tiền sản giật xảy ra nhiều nhất từ tuần thứ 37 của thai kỳ. Bệnh chiếm khoảng từ 5% đến 8% trong số phụ nữ mang thai.
Những biến chứng của tiền sản giật cần biết
Tiền sản giật là giai đoạn cảnh báo quan trọng trước khi sản phụ lên cơn giât. Bệnh lý này gây ra 3 triệu chứng điển hình, đó là: Tăng huyết áp, cơ thể phù nề và tăng protein. Tùy từng trường hợp, tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan như là gan, tim, thận, phổi… Trường hợp xấu nhất còn dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng.
Ngoài ra, suy thận cấp cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm khi mắc tiền sản giật. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở mẹ bầu.
Với thai nhi, tiền sản giật có thể làm giảm lưu lượng máu cung cấp từ cơ thể mẹ đến con. Từ đó, thai nhi đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Thậm chí một số trường hợp còn dẫn đến hậu quả đáng tiếc là thai chết lưu trong tử cung.
Như vậy, với thắc mắc “Tiền sản giật có nguy hiểm không”, tiền sản giật là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, hiện nay, chưa tìm được phương pháp điều trị bệnh triệt để. Bên cạnh đó, bệnh cũng tương đối phổ biến. Ước tính có khoảng từ 3% đến 5% phụ nữ mang thai mắc căn bệnh này.
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật
Một số nguyên nhân trực tiếp
Theo chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp của tiền sản giật là do giảm lưu lượng máu đến nhau thai. Đầu thai kỳ, các mạch máu phát triển để đưa máu đến nhau thai. Với phụ nữ mắc tiền sản giật, mạch máu không phát triển và vận hành đúng chức năng. Cụ thể, mạch máu thường hẹp hơn mạch máu bình thường, khiến lượng máu chảy qua hạn chế. Nguyên nhân mạch máu phát triển bất thường là do:
– Lưu lượng máu vận chuyển đến tử cung không đủ
– Các mạch máu bị tổn thương
– Suy giảm hệ thống miễn dịch
– Do gen bất thường
Yếu tố nguy cơ tiền sản giật
Nếu có từ hai yếu tố dưới đây, mẹ bầu nên đi kiểm tra với bác sĩ bởi nguy cơ cao có thể mắc tiền sản giật:
– Di truyền từ gia đình
– Đã từng bị tiền sản giật vào cuối thai kỳ trước
– Bị tiền sản giật trước 29 tuần mang thai thì khả năng mắc lại khoảng 40%
– Tăng huyết áp mạn tính
– Sản phụ đã từng mang song thai hoặc đa thai
– Nguy cơ mắc bệnh cao hơn với phụ nữ mang thai sớm hoặc quá muộn
– Mẹ bầu mắc thừa cân – béo phì trong thai kỳ
– Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn hoặc là quá dài
– Tiền sử mắc các bệnh như: Đau nửa đầu, đái tháo đường, bị bệnh thận…
– Nguy cơ tiền sản giật của sản phụ sẽ tăng lên với em bé được thụ tinh trong ống nghiệm
Dấu hiệu nhận biết tiền sản giật
Ở một số trường hợp, tiền sản giật có thể phát triển mà không có bất cứ triệu chứng nào. Dấu hiệu đầu tiên thường là huyết áp tăng cao đột ngột. Mặt khác, đôi khi huyết áp cũng có thể phát triển chậm. Do đó, theo dõi huyết áp là một trong những biện pháp quan trọng phải ưu tiên thực hiện. Nếu như huyết áp vượt quá 140/90mmHg và được ghi nhận trong 2 lần cách nhau 4 giờ sẽ được xem là bất thường.
Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết tiền sản giật thông qua các dấu hiệu như:
Cân nặng tăng nhanh đột ngột, khó kiểm soát
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, tăng cân là hiện tượng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Đây là phản ứng cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mức cân nặng tăng quá nhiều và quá nhanh. Ví dụ như tăng >2kg/tuần hoặc >5kg/thang trong từ tuần 20 trở đi thì đây có thể là biểu hiện tiền sản giật.
Thị lực suy giảm, mắt mờ, tầm nhìn thay đổi
Việc đột ngột mất đi thị lực, suy giảm thị lực là dấu hiệu nghiêm trọng mẹ cần lưu ý. Ngoài ra, với tiền sản giật, mẹ còn gặp hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, mắt có đốm sáng bất thường.
Sưng mặt, tay, chân
Dịch tích tụ dẫn đến mặt bị sưng phù, ngoài ra tay chân xung quanh cũng bị sưng. Nhiều mẹ thường nhầm lẫn tình trạng sưng này là dấu hiệu thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu như cả mặt và tay chân đều sưng. Lúc này, mẹ cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Thường xuyên bị khó thở
Trong thai kỳ, khó thở là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Nếu thường xuyên gặp dấu hiệu khó thở, thở hụt hơi, thở hổn hển và tim đập nhanh bất thường… thì bạn nên đến cơ sở gần nhất để được can thiệp điều trị kịp thời.
Nôn, buồn nôn thường xuyên
Thông thường, đi qua 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ đã qua giai đoạn thai nghén. Lúc này, mẹ sẽ không còn cảm giác buồn nôn hoặc triệu chứng nôn, ói không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu như vẫn còn nôn mửa nhiều thì mẹ nên thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật.
Đau ở bụng trên
Khi sản phụ bị đau bụng, nguyên do thường là do thai nhi đạp. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu bị tiền sản giật. Nếu cơn đau bụng trên kéo dài mà không có chiều hướng thuyên giảm thì tốt hơn hết bạn nên đi khám với bác sĩ.
Điều trị tiền sản giật ở thai phụ như thế nào?
Trường hợp tiền sản giật xảy ra trong thai kỳ
Lúc này, bác sĩ sẽ trao đổi với sản phụ về thời điểm sinh con hợp lý dựa trên tuần thai cũng như sự phát triển của thai nhi.
Trường hợp em bé phát triển tốt, thai đủ 37 tuần: Bác sĩ có thể chỉ định sinh con ngay. Còn trường hợp em bé dưới 37 tuần, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ đến khi thai nhi phát triển hoàn thiện hơn.
Trường hợp bị tiền sản giật nhẹ, không xảy ra biến chứng, bác sĩ thường khuyến khích thực hiện một số biện pháp:
+ Nghỉ ngơi đầy đủ, khi nằm thì nên nằm nghiêng bên trái
+ Theo dõi cẩn thận máy đo nhịp tim thai
+ Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu theo yêu cầu
+ Uống thuốc hạ huyết áp
Trường hợp tiền sản giật xảy ra trong lúc chuyển dạ
Với trường hợp tiền sản giật xảy ra trong khi chuyển dạ, các dấu hiệu sẽ xuất hiện trong vòng từ 48 giờ cho đến 6 tuần sau sinh. Lúc này thì sản phụ sẽ được kiểm tra huyết áp và theo dõi sức khỏe sát sao. Khi gặp vấn đề bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Phòng ngừa bệnh lý tiền sản giật thế nào?
Đừng quên rằng phòng ngừa quan trọng không kém điều trị. Mẹ có thể phòng ngừa hội chứng tiền sản giật từ sớm qua những biện pháp như:
Giảm cân nặng về mức phù hợp nếu như chỉ số BMI >25 (điều này chứng tỏ mẹ tăng cân, béo phì)
– Tập luyện thể dục, thể thao theo mức độ phù hợp
– Kiểm soát huyết áp tốt, kiểm soát lượng đường trong máu
– Dùng thuốc aspirin sau khi mang thai. Mẹ lưu ý khi sử dụng cần lắng nghe theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
– Bổ sung thêm canxi trước khi mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung lượng canxi cần thiết từ 1200 đến 1500mg/ngày thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về hội chứng tiền sản giật cũng như được giải đáp thắc mắc “Tiền sản giật có nguy hiểm hay không”. Đừng quên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để đảm bảo thai kỳ an toàn mẹ nhé!
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Người bệnh u nang buồng trứng cần ăn uống theo chế độ nào?
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp thuyên giảm bệnh u nang buồng trứng. Vậy người mắc bệnh u nang buồng trứng cần có lưu ý gì trong chế độ ăn uống? Cùng tìm hiểu thông qua bài biết dưới đây nhé! U nang buồng trứng là bệnh gì? U nang buồng […]
Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý gì?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vàng cho thai nhi hình thành và phát triển. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu các mẹ có thể tham khảo. “Nằm […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]
Đẻ mổ xong có được uống mật ong không?
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ phải chú ý quan tâm đến sức khỏe để nhanh chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Liệu bạn đã biết về việc sử dụng mật ong sau đẻ […]